Truy cập

Hôm nay:
23
Hôm qua:
22
Tuần này:
104
Tháng này:
346
Tất cả:
167685

Ý kiến thăm dò

LỊCH SỬ DÂN CƯ XÃ CÔNG CHÍNH

Ngày 26/03/2020 00:00:00

LỊCH SỬ DÂN CƯ XÃ CÔNG CHÍNH

Công Chính là xã thuộc vùng bán sơn địa - một trong những xã có diện tích tự nhiên lớn của huyện Nông Cốngvới 1.576,02 ha, địa hình phức tạp, đồi núi lớn chiếm tới ½ diện tích của xã.

Công Chính là một trong những xã có dân số đông của huyện Nông Cống. Trước năm 2003, xã có 12 thôn với 1.159 hộ dân và 6.035 nhân khẩu. Từ tháng 12/2003, xã tiếp nhận thêm 3 thôn từ Nông trường Yên Mỹ về, từ đó xã có thêm 3 thôn mới là (Mỹ Tân, Mỹ Tiến và Long Thắng), tổng số thôn của xã là 15 thôn.

Tháng 8/2018 thực hiện Quyết định số 3110/QĐ - UBND, ngày 17/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đổi tên, chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, xã đã tiến hành sáp nhập 9 thôn thành 4 thôn, đến nay, tổng số thôn trong xã là 10 thôn với1.937 hộ và 8.094nhân khẩu.

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư năm 2019


Với đặc thù vừa là nơi quần cư của 3 dân tộc anh em (Kinh, Thái, Mường) cùng sinh sống (tuy nhiên các dân tộc Thái, Mường đã sinh sống lâu với người Kinh và hầu như các phong tục tập quán cũng sinh hoạt như người Kinh). Trong đó: Dân tộc kinh chiếm đa số với 1.887 hộ; 7.838 nhân khẩu, dân tộc Thái với 40 hộ; 201 nhân khẩu, còn lại là dân tộc Mường với 10 hộ; 55 nhân khẩu, vừa là nơi có cả đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo thuộc Giáo hạt Thái Yên sinh sống với 834 hộ, 3.700 nhân khẩu chiếm 45,7% dân số, trải dài trên địa bàn 6 thôn, lại có cả đồng bào theo đạo Tin Lành sinh sống với 12 tín đồ. Tính đến nay, xã có trên 60 dòng họ cùng sinh sống trên địa bàn. Trong đó, các dòng họ Nguyễn, Lê, Hà, Trần...là những dòng họ cư trú lâu đời hay là chính gốc, các dòng họ còn lại là những dòng họ chủ yếu di cư từ các địa phương khác đến từ những năm đầu thế kỷ XX khi thực dân Pháp mở đồn điền Yên Mỹ và từ những năm 1947 đến 1979 theo chính sách di dân của Nhà nước mà đông nhất là từ Nghệ An ra và từ một số tỉnh miền bắc vào như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên...., từ các huyện miền biển lên như: Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá...và từ các xã trong huyện đến. Điều này được thể hiện rõ nhất là ở xã có một số làng có tên rất cổ như: Giải Trại, Luật Thôn, Hoà Thôn (Làng Tam Hòa), Rọc Năn và một số làng có tên rất mới như: Tân Chính, Tân Luật, Thái Sơn, Thái Yên, Hồng Thái, Tân Tiến...